Trang chủ » HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ EDS – EGG DROP SYNDROME 76

HỘI CHỨNG GIẢM ĐẺ EDS – EGG DROP SYNDROME 76

1. Nguyên nhân

  Do virus thuộc nhóm Adenovirus subgroup III gây ra.

2Dịch tễ

– Bệnh xảy ra ở đàn gà đẻ giai đoạn 25 – 35 tuần tuổi (giai đoạn gà đẻ đỉnh). Gà đẻ trứng nâu thường mẫn cảm hơn.

– Ngoài ra virus còn được phân lập trên vịt và ngỗng khỏe nhưng không gây giảm trứng.

– Lây truyền dọc: Bệnh lây truyền từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng nhiễm bệnh.

– Lây truyền ngang: Lây từ gà bệnh sang đàn gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển.

3.Triệu chứng

– Vỏ trứng bị mất màu (ngày thứ 8 sau khi gà bị bệnh), trứng nhỏ.

– Vỏ trứng mỏng, mềm hoặc không có vỏ cứng, hình dạng méo mó.

– Bề mặt vỏ trứng mỏng, thường xù xì, nhám, có nhiều hạt lắng đọng trên bề mặt.

– Tỷ lệ đẻ giảm đột ngột 20 – 40%, có khi đến 50%, lòng trắng loãng, tỷ lệ ấp nở giảm.

– Một số gà tiêu chảy rồi đột ngột trở lại bình thường, mào gà nhợt nhạt (chiếm 10 – 70% trường hợp).

– Sức khỏe gà không thay đổi nhiều so với trước.

– Bệnh thường kéo dài khoảng 4 – 12 tuần.

4.Bệnh tích

– Buồng trứng và ống dẫn trứng bị teo nhỏ.

– Tử cung bị viêm, phù thũng;  trứng non không phát triển.

5.Chẩn đoán

– Với triệu chứng giảm đẻ và giảm chất lượng trứng cần phân biệt với các bệnh: Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh do Salmonella, Mycoplasma, một số bệnh về dinh dưỡng.

– Chẩn đoán trong phòng thí nhiệm, cho kết quả chính xác: PCR, huyết thanh lọc.

6.Phòng bệnh

– Vệ sinh thú y tốt, thực hiện an toàn sinh học.

– Phòng bệnh bằng vaccine: Tiêm phòng cho đàn gà hậu bị trong giai đoạn 12 – 14 tuần tuổi.

– Phun sát trùng trong và ngoài trại 2 lần/ tuần.

– Bổ sung Men tiêu hóa giúp vật nuôi tăng cường sức khỏe đường ruột, hạn chế tiêu chảy.

– Đảm bảo thức ăn, nước uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi, định kỳ bổ sung vitamin, khoáng, điện giải nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi, chống lại stress khi môi trường có sự thay đổi.

7.Điều trị

– Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị.

– Vệ sinh thú y tốt, thực hiện an toàn sinh học.

– Phun sát trùng trong và ngoài trại 2 lần /tuần.

– Sử dụng kháng sinh để phòng bệnh kế phát: Amoxicillin, Ampicillin…. và các thuốc tăng cường sức đề kháng như: Bcomplex, Glucose, Vitamin….

Bài viết liên quan

BỆNH ĐẬU GÀ (FOWL POX)

BỆNH ĐẬU GÀ (FOWL POX)

05/05/2024

𝟏. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 – Do virus ADN hướng biểu mô gây ra. – Virus đậu rất đề kháng với yếu tố ngoại cảnh và có thể tồn tại vài tháng trong môi trường. 𝟐. 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐭𝐞̂̃ – Một số loài muỗi và các loài chân đốt hút máu có thể làm lây lan virus, nhất […]

Bệnh cúm gia cầm trên vịt, ngan

Bệnh cúm gia cầm trên vịt, ngan

20/01/2024

Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên vịt, bệnh cúm gia cầm trên vịt có tỷ lệ chết rất cao có thể lên tới 100 % tổng đàn. 𝟏. 𝐋𝐮̛́𝐚 𝐭𝐮𝐨̂̉𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 – Vịt, ngan mọi lứa tuổi, nặng nhất là từ 4 tuần tuổi trở đi. 𝟐. 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐠𝐚̂𝐲 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 – […]

Bệnh Reovirus trên vịt, ngan

Bệnh Reovirus trên vịt, ngan

11/01/2024

𝐁𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐑𝐞𝐨𝐯𝐢𝐫𝐮𝐬 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐯𝐢̣𝐭, 𝐧𝐠𝐚𝐧 𝑻𝒓𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈: – Suy nhược, không muốn vận động; thể trạng yếu, chân yếu, hay co rúm (do ngồi cúi lâu sẽ dễ làm máu kém lưu thông, chân sưng tấy và tím tái). – Giảm ăn, chán ăn, uống nhiều; tiêu chảy, phân dính bết hậu môn, phân lỏng […]

Bệnh viêm gan virus thể vùi trên gà

Bệnh viêm gan virus thể vùi trên gà

05/01/2024

𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 𝘃𝗶𝗲̂𝗺 𝗴𝗮𝗻 𝘃𝗶𝗿𝘂𝘀 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝘃𝘂̀𝗶 trên gà 𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏: – Do Adenovirus gây ra. 𝑻𝒓𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈: – Bệnh xảy ra hết sức đột ngột, diễn biến nhanh, gà chết tăng nhanh, nhưng chỉ sau 5- 7 ngày đàn gà trở lại khỏe mạnh bình thường. – Các biểu hiện lâm sàng thường không đặc […]

Contact Me on Zalo
0965 848 783